Tác giả: Chưa Biết
Nam: Miền Cần Thơ gạo trắng nước trong, vui niềm vui ấm no cuộc sống.
Nữ: Miền Đồng Tháp ruộng lúa mênh mông, yêu tình yêu thắm duyên mặn nồng.
Nam: Ai qua Tiền Giang xuống phà Mỹ Thuận.
Nữ: Ai đi Hậu Giang đến bắc Cần Thơ.
Nam: Nghe bài nam bắc thương tiếng đờn vọng cổ. Ví dầu ầu ơ theo nhịp võng đong đưa. Miền Tây ơi! Vựa lúc miền nam hai mùa mưa nắng.
Nữ: Miền Tây ơi! Sông nước Cửu Long chín nhánh phù sa. Đất lành khắp chốn nở hoa
Nam: Vun bồi mạch sống mượt mà môi em.
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Nữ: Xin cảm ơn những khúc nhạc lời thơ những câu hò điệu lý. Cảm ơn những giai điệu quê hương với tâm hồn người nghệ sĩ mang hơi thở miền Tây đi khắp nẻo quê... mình. (-)(-) Chính nhánh sông quê sâu nặng biết bao tình. (+)
Nam: Tình đất trăm năm với củ khoai hạt lúa. Mái ngói, sân đình, bến nước, lũy tre xanh. (SL)
Nữ: Khói lam chiều lưu luyến nét nhà tranh. Gạo trắng, trăng thanh tha thiết những nhịp chày. Bông cau rụng đầy theo gió gửi mùi hương, để nhớ để thương cho những người xa xứ./-
Câu 2:
Nam: Tôi vướng nợ cầm ca trên miền quê sông nước. Mấy chục năm dài xuôi ngược gót phong sương. Người miền Tây luôn thiệt thà chân chất, đất miền Tây thơm trái ngọt cây lành. (-)(-) Đứng giữa Bạc Liêu hát câu vọng cổ, mới hiểu sâu xa câu chung thủy ân tình. (+)
Nữ: Bông bí, măm kho, nồi canh rau đắng. Thêm thắm tình người một nắng hai sương. (SL)
Nam: Tôi yêu cả mùa nước lũ của quê hương. Mới thấy hết tình thương và nghĩa nhân đạo lý.
Nữ: Hạt lúa củ khoai mang ước mơ bình dị. No ấm cho người thêm yêu mến miền Tây./-
Nhạc:
Nữ: Vầng trăng lên theo bước chân đi, qua đường quê mấy nhịp cầu tre.
Nam: Hàng cây xanh in bóng nghiêng che, quanh vườn ao đóm khuya lập lòe.
Nữ: Ai đi miền xa nhớ về quê nhà.
Nam: Thăm con đường xưa bến cũ miền Tây. Tiếng cười giọng nói trong có tình thân thương.
Nữ: Câu hò câu hát nghe dạt dào quê hương.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Nam: Câu hò bình dị đơn sơ của những con người luôn thiệt thà chân chất. Miền Tây ơi tình người nghĩa đất sâu nặng tự ngàn xưa cho đến tận bây... giờ. (-)(-) Những đêm thuyền lướt nhẹ trên sông con sóng nhịp đôi bờ. (+) Nghe câu hò giao duyên bên cầu ao bến nước. Bầy đom đóm say tình kéo nhau mở hội hoa đăng. (SL)
Nữ:
Hò ơi...
Thuyền ai trôi trước cho em lướt theo cùng.
Chiều đã xuống rồi trời đất mông lung.
Phải duyên thì mình xích lại,
Mình xích lại rồi mình thủy chung trọn đời.
LÝ NĂM CĂN:
Nam:
Dòng sông muôn nẻo ngược xuôi,
Thuyền trôi trôi mãi ai ơi.
Đem tiếng ca đi muôn nơi,
Lòng luôn muốn ai ở lại.
Nữ:
Người quê như lúa cùng khoai.
Tình quê như sông nước miền Tây
Lai láng nồng say,
Như vôi thắm trầu vàng.
Câu 6:
Nam: Đã mang lấy cái thân tằm, không tơ vương nữa cũng nằm trong tơ.
Nữ: Đã cùng ai buộc mối tơ, sao dời vật đổi chớ lòng không đổi dời. (SL)
Nam: Đứng giữa đồng xanh màu bát ngát, thả hồn theo thơ nhạc đất miền Tây.
Nữ: Xa xôi nhớ về lại chốn này. Miền Tây chân chất mà đong đầy yêu thương./.;
Nữ: Miền Đồng Tháp ruộng lúa mênh mông, yêu tình yêu thắm duyên mặn nồng.
Nam: Ai qua Tiền Giang xuống phà Mỹ Thuận.
Nữ: Ai đi Hậu Giang đến bắc Cần Thơ.
Nam: Nghe bài nam bắc thương tiếng đờn vọng cổ. Ví dầu ầu ơ theo nhịp võng đong đưa. Miền Tây ơi! Vựa lúc miền nam hai mùa mưa nắng.
Nữ: Miền Tây ơi! Sông nước Cửu Long chín nhánh phù sa. Đất lành khắp chốn nở hoa
Nam: Vun bồi mạch sống mượt mà môi em.
VỌNG CỔ:
Câu 1:
Nữ: Xin cảm ơn những khúc nhạc lời thơ những câu hò điệu lý. Cảm ơn những giai điệu quê hương với tâm hồn người nghệ sĩ mang hơi thở miền Tây đi khắp nẻo quê... mình. (-)(-) Chính nhánh sông quê sâu nặng biết bao tình. (+)
Nam: Tình đất trăm năm với củ khoai hạt lúa. Mái ngói, sân đình, bến nước, lũy tre xanh. (SL)
Nữ: Khói lam chiều lưu luyến nét nhà tranh. Gạo trắng, trăng thanh tha thiết những nhịp chày. Bông cau rụng đầy theo gió gửi mùi hương, để nhớ để thương cho những người xa xứ./-
Câu 2:
Nam: Tôi vướng nợ cầm ca trên miền quê sông nước. Mấy chục năm dài xuôi ngược gót phong sương. Người miền Tây luôn thiệt thà chân chất, đất miền Tây thơm trái ngọt cây lành. (-)(-) Đứng giữa Bạc Liêu hát câu vọng cổ, mới hiểu sâu xa câu chung thủy ân tình. (+)
Nữ: Bông bí, măm kho, nồi canh rau đắng. Thêm thắm tình người một nắng hai sương. (SL)
Nam: Tôi yêu cả mùa nước lũ của quê hương. Mới thấy hết tình thương và nghĩa nhân đạo lý.
Nữ: Hạt lúa củ khoai mang ước mơ bình dị. No ấm cho người thêm yêu mến miền Tây./-
Nhạc:
Nữ: Vầng trăng lên theo bước chân đi, qua đường quê mấy nhịp cầu tre.
Nam: Hàng cây xanh in bóng nghiêng che, quanh vườn ao đóm khuya lập lòe.
Nữ: Ai đi miền xa nhớ về quê nhà.
Nam: Thăm con đường xưa bến cũ miền Tây. Tiếng cười giọng nói trong có tình thân thương.
Nữ: Câu hò câu hát nghe dạt dào quê hương.
VỌNG CỔ:
Câu 5:
Nam: Câu hò bình dị đơn sơ của những con người luôn thiệt thà chân chất. Miền Tây ơi tình người nghĩa đất sâu nặng tự ngàn xưa cho đến tận bây... giờ. (-)(-) Những đêm thuyền lướt nhẹ trên sông con sóng nhịp đôi bờ. (+) Nghe câu hò giao duyên bên cầu ao bến nước. Bầy đom đóm say tình kéo nhau mở hội hoa đăng. (SL)
Nữ:
Hò ơi...
Thuyền ai trôi trước cho em lướt theo cùng.
Chiều đã xuống rồi trời đất mông lung.
Phải duyên thì mình xích lại,
Mình xích lại rồi mình thủy chung trọn đời.
LÝ NĂM CĂN:
Nam:
Dòng sông muôn nẻo ngược xuôi,
Thuyền trôi trôi mãi ai ơi.
Đem tiếng ca đi muôn nơi,
Lòng luôn muốn ai ở lại.
Nữ:
Người quê như lúa cùng khoai.
Tình quê như sông nước miền Tây
Lai láng nồng say,
Như vôi thắm trầu vàng.
Câu 6:
Nam: Đã mang lấy cái thân tằm, không tơ vương nữa cũng nằm trong tơ.
Nữ: Đã cùng ai buộc mối tơ, sao dời vật đổi chớ lòng không đổi dời. (SL)
Nam: Đứng giữa đồng xanh màu bát ngát, thả hồn theo thơ nhạc đất miền Tây.
Nữ: Xa xôi nhớ về lại chốn này. Miền Tây chân chất mà đong đầy yêu thương./.;