Liên Khúc Hành Trình Trên Đất Phù Sa, Yêu Cô Gái Bạc Liêu, Sóc Sờ Bay Sóc Trăng

Tác giả: Chưa Rõ

1.
Chim tung bay hót vang trong bình minh
chân cô đơn, áo phong sương hành trình
Từ Long An, Mộc Hóa, Mỹ Tho, xuôi về Gò Công, Tiền Giang
ngút ngàn như một tấm thảm lúa vàng.

Thương em tôi áo đơn sơ bà ba
trên lưng trâu nước da nâu mặn mà
Hò hò ơi! Cây luá tốt tươi thêm mùi phù sa
đẹp duyên tháp mười, quên đời tảo tần vui cườì.

Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngay, ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây
Ngồ ngộ ghê, gái miền Tây má hây hây
vơí các cô đời bao thế hệ
Phù sa ơi đậm tình quê hương...

Qua Long Xuyên đến Vĩnh Long, Trà Vinh
sông quê tôi thắm trong tim đậm tình
Phù sa ơi! ngây ngất bước chân, tôi về không nỡ
ở cũng chẳng đành, quê miền đất ngọt an lành.

Sông quê ơi, nắng mưa bao ngàn xưa
tôi không quên lũy tre xanh hàng dừa
Về Bạc Liêu nghe hát cải lương, sau đờn vọng cổ
Cà Mau cuối nẻo đôi lờì gửi laị chữ tình.

2.
Nghe em hát về Bạc Liêu
mà lòng tôi thấy thương em nhiều
Nhà cô Hai ở miệt Giá Rai
người con gái có ngón đờn thiệt hay
Dẫu xa tôi vẫn đi tìm
để được nghe tiếng đờn Kìm.

Cô ba có nhà Trà Kha
đời cần lao nước da mặn mà
Bàn tay chai bởi cào muối đua,
đời nhà nông sống quanh quẩn ruộng lúa
Nắng mưa mưa nắng hai mùa
nhọc nhằn nhưng vẫn cười đùa.

Tôi không phải là công tử Bạc Liêu
mà tôi đây chỉ là nghệ sĩ đa tình
Cho tôi yêu cô gái Bạc Liêu
không đẹp như tiên nhưng ăn nói thiệt có duyên.

Đi xa nói về Bạc Liêu
lòng xao xuyến nhớ quê hương nhiều
Dù trăm năm vẫn còn tiếng tăm
về Bạc Liêu giấc mơ đời tình yêu
Thế gian đâu dễ phai tàn bài dạ cổ hoài lang.

3.
Người dân quê tôi Sóc Trăng đã bao đời dầm mưa dãi nắng
Đổi lấy chén cơm thơm ngọt
Như sữa mẹ mát ngọt đời con.

Sông quê tôi đổ về ba ngã cây trái ngọt uống dòng phù sa
Đường qua Trường Khánh có người bạn Hoa
Tùa chế tùa hia, úa tá lư thìa.

Về Đại Tâm thăm người bạn Khơmer
Nghe hát dù kê và điệu múa lâm thôn
Sóc sờ bai bòn, tâu na bòn, tâu na bòn ơi.

Đường về quê hương Sóc Trăng lũy tre làng hàng dừa rợp bóng
Dù đi bốn biển năm châu xa quê rồi mới hiểu lòng đau.;